Site icon 8XBET

Điền kinh Việt Nam: Lời giải nào cho ‘bài toán’ HCV tại ASIAD?

Điền kinh Việt Nam: Lời giải nào cho bài toán HCV tại ASIAD? - Ảnh 1.

Các nhà chuyên môn đang đi tìm lời giải cho bài toán giành HCV môn điền kinh tại các kỳ ASIAD sắp tới thông qua việc xây dựng Đề án phát triển Điền kinh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Mới đây, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (VAF) đã có buổi làm việc và báo cáo với lãnh đạo Cục TDTT về việc xây dựng Đề án phát triển Điền kinh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Nội dung dự thảo của đề án đang trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến của giới chuyên môn, tiếp theo sẽ được chỉnh sửa và phê duyệt, rồi chính thức thực hiện. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2045, đề án được coi như “kim chỉ nam” để điền kinh Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu chuyên môn đề ra.

Trong tương lai gần, việc giành HCV tại các kỳ ASIAD 20 (năm 2026) và ASIAD 21 (năm 2030) là một trong những mục tiêu đặt ra cấp thiết dù điền kinh Việt Nam đã từng giành 2 HCV tại ASIAD 18 cách đây 6 năm ở nội dung nhảy xa nữ và chạy 400m rào nữ. Sự sa sút về thành tích, xuất hiện khoảng trống về lực lượng kế cận và thiếu mũi nhọn là nguyên nhân khiến điền kinh Việt Nam không duy trì được thành tích ở đại hội thể thao châu lục. Đồng thời, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm suất chính thức dự Olympic mà việc không có được suất chính thức tại kỳ Thế vận hội gần nhất vừa diễn ra tại Paris là minh chứng.

Việc đặt mục tiêu giành HCV ở ASIAD trong giai đoạn trước mắt theo đánh giá của một số chuyên gia là khả thi và phù hợp với thực lực và tiềm năng của điền kinh Việt Nam bởi 2 lý do. Thứ nhất, điền kinh Việt Nam đang sở hữu một nhóm gương mặt tiềm năng có thành tích tiệm cận với HCV hoặc đã giành HCV châu Á (ví dụ như ở nội dung tiếp sức 4x400m nữ), vẫn còn khả năng phát triển thông số chuyên môn. Thứ hai, việc cạnh tranh ở ASIAD dù hiện tại đã cao nhưng chưa đến mức ngoài tầm với như ở Olympic. Gần nhất tại kỳ Olympic 2024 riêng chuẩn tham dự thậm chí đã cao hơn cả thành tích HCV ASIAD 19, cụ thể là 6m86 so với 6m73 ở nội dung nhảy xa nữ.

Trên thực tế, điền kinh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo, phát triển lực lượng thi đấu thành tích cao. Chưa nói đến yếu tố con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện cũng là bài toán chưa có lời giải. VAF từng có ý tưởng xây dựng Trung tâm đào tạo VĐV điền kinh tại Khu LHTTQG Mỹ Đình song gần như không có khả năng thành hiện thực. Bên cạnh đó, việc kinh phí đầu tư tập huấn chuyên sâu, bài bản, dài hơi cho nhóm VĐV trọng điểm nâng cao thành tích cũng thực sự khó khăn nếu chỉ trông đợi vào nguồn kinh phí từ Cục TDTT.

“VAF cũng nỗ lực tìm kiếm thêm các nguồn xã hội hóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc tập huấn và thi đấu quốc tế nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Hiện tại, VAF chỉ có thể hỗ trợ một phần về chế độ đãi ngộ, dinh dưỡng và y tế cho một số HLV, VĐV ở ĐTQG nhằm chia sẻ khó khăn với họ. Cái khó nhất khi đi tìm nguồn xã hội hóa là việc trả quyền lợi cho các nhà tài trợ với một môn đặc thù như điền kinh. Ví dụ như phong trào chạy bộ hiện nay rất phát triển, có thể thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp song đối với điền kinh thành tích cao thì thực sự khó khăn”, Tổng thư ký VAF Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Đi tìm lời giải cho bài toán HCV tại các kỳ ASIAD sắp tới với điền kinh Việt Nam lúc này cũng chính là đi tìm lời giải cho bài toán “đầu tiên” tức là kinh phí, rồi kết hợp đồng bộ với các vấn đề chuyên môn và tổ chức thực hiện. Tới đây, chắc chắn câu chuyện này cũng sẽ tiếp tục được đề cập tới tại đại hội VAF khóa VIII (dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 11/2024) để những người làm chuyên môn tiếp tục bàn bạc nhằm tìm ra giải pháp. Và chỉ khi nào có một nguồn lực tài chính ổn định thì lúc đó điền kinh Việt Nam mới có thể giải quyết bài toán về thành tích.

Exit mobile version