Site icon 8XBET Casino | Nhà Cái 8XBET.COM Đăng Ký +188k

Lễ trao giải “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội” lần 17 – 2024: Để Hà Nội thêm đẹp và đáng sống…

Lễ trao giải "Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" lần  17 - 2024: Để Hà Nội thêm đẹp và đáng sống… - Ảnh 1.

Mùa giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm nay đã diễn ra trong những ngày Thu đáng nhớ – khi nhiều ngày nay, cả Hà Nội đắm mình trong không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tại mùa giải năm nay, trên cơ sở một danh sách dự kiến đề cử gồm 54 “ứng viên”, Hội đồng giám khảo đã tổ chức 2 phiên họp để chọn ra 9 đề cử chính thức. Từ 9 đề cử này, Hội đồng giám khảo tiếp tục bỏ phiếu để chọn ra 4 giải thưởng, gồm: Giải thưởng Lớn, Giải Tác phẩm, Giải Ý tưởng và Giải Việc làm. Kết quả này sẽ được công bố tại lễ trao giải, diễn ra từ 16h30 – 19h30 hôm nay, 8/10, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Từ 9 đề cử…

Ngoài Giải thưởng Lớn – hạng mục quan trọng nhất – theo truyền thống của giải thưởng hàng năm được Ban tổ chức giữ bí mật đến lễ trao giải – thì 8 đề cử còn lại ở các hạng mục Tác phẩm, Ý tưởng và Việc làm đều được đánh giá cao về chất lượng, hiệu ứng lan tỏa cũng như tính khả thi. Và trên hết, đây đều là những đề cử thấm đượm tình yêu Hà Nội của các cá nhân, tổ chức, đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đối với hạng mục Giải Tác phẩm, 3 đề cử chính thức là: cuốn sách Chuyến thăm Hà Nội của nhà văn người Mỹ Susan Sontag; phim điện ảnh Đào, phở và piano của đạo diễn Phi Tiến Sơn và cuốn sách Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) của nhà nghiên cứu Đào Thị Diến. Nhìn vào danh sách, ta thấy cả 3 tác phẩm này có một điểm chung: Tiếp cận Hà Nội ở góc độ lịch sử. Nhưng mỗi đề cử lại có những dấu ấn riêng trong cách thể hiện, mang đến những góc nhìn đa chiều về Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.

Cụ thể,Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873 – 1945) của tác giả Đào Thị Diến đã mang tới một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại trong quá trình trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Còn đạo diễn Phi Tiến Sơn trong Đào, phở và piano chọn khai thác và làm nổi bật cốt cách người Hà Nội đầy khí chất, can trường, anh dũng nhưng rất đỗi hào hoa, thanh lịch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Chuyến thăm Hà Nội lại mang đến một góc nhìn rất khác về Hà Nội từ những trăn trở, suy tư, đúng nghĩa là “cuộc hành trình nội tâm” của một trí thức người Mỹ khi lần đầu tiên được đặt chân tới mảnh đất này vào những năm cuối của thập niên 1960 đầy biến động.

Trong khi đó, hạng mục Ý tưởng gồm 2 đề cử chính thức là: Đề xuất khôi phục và phát triển hành trình “Bát cảnh Tây Hồ” của quận Tây Hồ và Đồ án cải tạo, chỉnh trang không gian, cảnh quan xung quanh hồ Thiền Quang và phụ cận do UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức nghiên cứu và xây dựng vào năm 2023. Cả 2 ý tưởng này đều gây ấn tượng bởi việc khai thác lợi thế về không gian, giá trị văn hóa ở những khu vực có cảnh quan đẹp, nên thơ của Hà Nội như hồ Tây, hồ Thiền Quang.

 Đáng nói, Đồ án cải tạo, chỉnh trang không gian, cảnh quan xung quanh hồ Thiền Quang và phụ cận đã bước đầu được triển khai trong thực tế và có những tín hiệu khả quan và được đánh giá cao.

Không khí sôi nổi, tranh luận thẳng thắn

Để có được những đề cử “sáng giá” này, Hội đồng giám khảo đã có quá trình làm việc cẩn trọng, kỹ lưỡng, xét xem từng đề cử với những thông tin đánh giá chi tiết, khách quan để đi đến kết quả cuối cùng.

Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: “Chỉ có đề cử Giải thưởng Lớn là được các thành viên của Hội đồng giám khảo thống nhất tuyệt đối và ngay lập tức thông qua. Còn lại 3 hạng mục Tác phẩm, Ý tưởng, Việc làm đều phải tiến hành cân nhắc rất nhiều trong những cuộc thảo luận, thậm chí tranh luận rất sôi nổi. Nhưng, cuối cùng chúng tôi cũng đã đi đến được những kết luận phù hợp, thấu đáo”.

Đặc biệt năm nay, Hội đồng giám khảo có thêm một thành viên mới là PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ông Sơn bày tỏ niềm vinh dự này, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của báo Thể thao và Văn hóa trong việc tổ chức giải thưởng mang tên danh họa Bùi Xuân Phái, từ đó huy động được sự quan tâm của mọi người cho Hà Nội, vì một tình yêu chung đối với Thủ đô.

“Tôi thực sự rất thích cách mà giải thưởng lựa chọn các tác phẩm, việc làm, ý tưởng và cá nhân xuất sắc để vinh danh” – ông Sơn bày tỏ – “Từ sự vinh danh này, tôi tin rằng không chỉ giúp cho chúng ta có thêm tình yêu với Hà Nội mà còn giúp cho Hà Nội tỏa sáng với tư cách là một trung tâm văn hóa, trung tâm chính trị và là niềm tự hào của cả đất nước”.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn cũng nhấn mạnh: “Từ những ý kiến tranh luận thẳng thắn và “rất nóng” của các chuyên gia, mùa giải năm nay đã tìm ra được những cái tên xuất sắc, xứng đáng với giải”.

Nói rộng ra, PGS-TS Bùi Hoài Sơn khẳng định: “Để củng cố quyết tâm xây dựng Thủ đô, chúng ta rất cần có sự cố gắng của tất cả mọi người. Sự cố gắng này được thể hiện bởi rất nhiều hành động khác nhau nhưng đều chung một mẫu số, đó là tình yêu dành cho Hà Nội. Và, những sự kiện như giải thưởng mang tên Bùi Xuân Phái sẽ giúp cho chúng ta có thêm quyết tâm biến tình yêu Hà Nội thành những hành động cụ thể, gắn với những sản phẩm cụ thể, từ đó giúp Hà Nội thêm đẹp, thêm đáng sống hơn trong thời gian tới”.

Exit mobile version