Cựu cầu thủ Arsenal và Real Madrid, Lassana Diarra đã tiến hành các hành động pháp lý chống lại những quy định “hà khắc” của LĐBĐ thế giới (FIFA). Quá trình này đang được hậu thuẫn bởi Tòa án tối cao của EU.

Tòa án tối cao của EU tuyên bố FIFA vi phạm luật trong vụ Lassana Diarra

Trong một phán quyết được xem là mang tính lịch sử, Tòa án Công lý châu Âu (CJEU) vừa đưa ra kết luận rằng các quy tắc chuyển nhượng của FIFA vi phạm luật pháp của Liên minh châu Âu (EU). Quyết định này được đưa ra sau khi xem xét vụ kiện liên quan đến cựu tiền vệ Chelsea, Arsenal và Portsmouth, Lassana Diarra.

Trước đó, vào năm 2016, CLB chủ quản của Lassana Diarra là Lokomotiv đã quyết định giảm lương, sau đó cắt hợp đồng với tiền vệ người Pháp với lý do phong độ và kỷ luật kém. Phía cầu thủ này không chấp nhận, và đội bóng Nga đưa vấn đề lên FIFA. Tổ chức cao nhất của bóng đá thế giới, kế đến là Tòa trọng tài thể thao Quốc tế, đã cấm Diarra thi đấu cùng khoản tiền 10,5 triệu euro kèm lãi, bồi thường chi phí chuyển nhượng mà Lokomotiv đã bỏ ra.

Tòa án tối cao của EU tuyên bố FIFA vi phạm luật, Lassana Diarra sắp xoay chuyển thị trường chuyển nhượng - Ảnh 1.

Để tiếp tục sự nghiệp, Diarra đã tìm cho mình một CLB mới. Vấn đề là FIFA không cấp cho anh giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) vì các tranh cãi pháp lý. Được sự hậu thuẫn của Công đoàn cầu thủ Pháp (UNFP), Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Thế giới (FIFPRO), Diarra đã đưa vụ việc ra Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU). Bây giờ, tòa sẽ xem xét việc FIFA không cấp ITC có hợp pháp hay không, đồng thời có vi phạm hạn chế thương mại và luật lao động châu Âu.

Nếu tòa ra phán quyết có lợi cho Diarra, FIFA sẽ phải thay đổi toàn bộ quy trình bấy lâu. Theo các chuyên gia luật thể thao, bao gồm Melchior Wathelet, cựu tổng chưởng lý của Tòa án Công lý châu Âu, “không loại trừ khả năng hệ thống chuyển nhượng trong bóng đá, sẽ sụp đổ”.

Tòa án tối cao của EU tuyên bố FIFA vi phạm luật, Lassana Diarra sắp xoay chuyển thị trường chuyển nhượng - Ảnh 2.

Đồng thời, FIFA có thể mất đi toàn bộ thẩm quyền đối với thị trường chuyển nhượng, khi việc thương lượng chỉ diễn ra giữa các câu lạc bộ và cầu thủ, tương tự các môn thể thao khác. Mặt trái là vì không có sự tham gia của FIFA, khoảng trống pháp lý trong bóng đá thế giới sẽ xuất hiện, gây ra sự hỗn loạn trên thị trường chuyển nhượng.

Năm 1995, vụ kiện của Jean-Marc Bosman đã tạo nên bước ngoặt trong chuyển nhượng cầu thủ. Tình cờ, gần 30 năm sau, luật sư giúp Bosman giành chiến thắng là Jean-Louis Dupont, người cũng đang biện hộ cho Diarra đã bước đầu nhận được sự hậu thuẫn từ Tòa án Công lý châu Âu. Sắp tới, FIFA sẽ có thời gian để kháng cáo nhưng cơ hội thắng kiện của Diarra đang là rất lớn.

Chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]